Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo khiến nhiều người trẻ lo lắng máy móc sẽ thay thế công việc của mình trong tương lai. Vậy người trẻ cần hiểu và thích ứng với điều này như thế nào?
Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng tạo ra nhiều sự thay đổi lớn trong cuộc sống của con người. Đặc biệt, sự ra đời của ChatGPT, nền tảng được đánh giá là thông minh nhất hiện nay, được cho là sẽ khiến nhiều ngành nghề bị thay thế.
AI có thể thay thế con người không?
Có nhưng không thay thế hoàn toàn, AI thông minh nhưng nó không có sự sáng tạo, nó chỉ là xử lý dữ liệu cực nhanh trong kho tàng dữ liệu mà con người đổ vào hệ thống.
Vì thế, dù phát triển đến đâu, AI cũng không thể nào vượt qua được con người bởi nó khó có thể phân tích những tình huống xã hội phức tạp. Những công việc bị thay thế chỉ có thể là những công việc đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều chất xám. Còn những công việc đòi hỏi sự sáng tạo liên tục, rất khó để AI có thể thay thế.
Tuy nhiên cũng có một số ngành AI hoàn toàn có thể thay thế.
Với một số ngành nghề, AI hoàn toàn có thể thay thế con người. Ví dụ như trong việc viết nội dung SEO, nếu được lập trình tốt, nội dung mà AI viết ra có thể chính xác tới 99% và người chịu trách nhiệm nội dung chỉ phải sửa rất ít”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh cho hay.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, giới hạn của AI nằm ở cảm xúc và biểu cảm của con người. Kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp chính là một điểm khiến chúng ta khác biệt so với phần mềm trí tuệ nhân tạo. Giới hạn về biểu cảm, cảm xúc của con người là điều AI không thể làm được.
Khi bạn đặt ra một câu hỏi với hàng ngàn người, bạn sẽ có thể thu về được hàng ngàn câu trả lời khác nhau. AI cũng có khả năng làm điều tương tự khi nó có thể tổng hợp trí tuệ của con người và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Nhưng sự giao tiếp của bạn với hàng nghìn người đó, mỗi một người sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm về tình cảm khác nhau mà AI không thể có. Dù phát triển đến đâu, máy móc không thể thay thế con người, bởi vì con người có biểu cảm.
AI kỳ diệu bởi nó có thể tổng hợp tất cả trí tuệ của nhân loại, sự ra đời của các loại máy móc cũng chính là để tạo ra một bản sao bất kỳ từ một bộ phận của chúng ta và thế giới xung quanh với sức mạnh vượt trội hơn, sở hữu suy nghĩ nhanh và giải quyết hàng tỷ phép tính trong 1 giây để phản ứng.
Vì vậy, giới trẻ cần nắm bắt công nghệ và sử dụng nó, nhưng không phụ thuộc vào nó, không nên vì thế mà lười suy nghĩ. Phải tranh thủ phát triển nhiều biểu cảm trong giao tiếp để không bị thay thế.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, người trẻ hiện nay cần sống gần gũi với thế giới thực hơn thay vì chỉ giao tiếp với nhau thông qua màn hình điện thoại, máy tính. Cần quan tâm nhiều hơn đến mọi người xung quanh và quan sát họ, đặt nhiều tình cảm hơn vào cuộc sống để tránh để bản thân trở nên vô cảm, lười suy nghĩ và giống như một sản phẩm AI.
Trong một bài viết bàn về cách mà Gen Z có thể đối phó với các trí tuệ nhân tạo trong tương lai trên Reuter, Vicki Walia, Giám đốc công ty dịch vụ tài chính khổng lồ Prudential nêu quan điểm: “Gen Z không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ, lắng nghe, giao tiếp, làm việc cộng tác”.
Người lao động trẻ nên làm việc để thiết lập mối quan hệ với các đồng nghiệp lớn tuổi hơn, hoặc thậm chí là hướng dẫn ngược lại là giúp người lao động lớn tuổi học các kỹ năng công nghệ mới.
Người trẻ cần làm chủ AI và không ngừng học hỏi.
Theo một cuộc khảo sát của ServiceNow, một công ty điện toán đám mây ở Santa Clara, California, Mỹ, gần một nửa Gen Z được hỏi cho biết họ đã trải qua tình trạng kiệt sức trong công việc trong năm qua. Nửa còn lại cho biết họ đang xem xét một công việc bên ngoài ngành hiện tại của họ vì lo lắng công việc của mình sẽ bị AI “cướp đi”.
Tuy nhiên theo chuyên gia thì AI không thể cướp đi công việc nếu chúng ta không ngừng học hỏi và làm chủ nó.
Nguồn: tổng hợp từ internet
1